Các tuyến đường cao tốc

I.CAO TỐC MỸ PHƯỚC - TÂN VẠN


1.Cơ sở đầu tư:

Với hơn 12-18 khu công nghiệp mới đang được xây dựng và lắp đầy tại khu bắc Bình Dương (Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo...) từ 5000-7000 ha, GDP của tỉnh liên tục tăng trong nhiều năm liền trên 15%, trong đó công nghiệp tăng trên 25%. Dự báo về tốc độ tăng trưởng nhanh về giao thông vận tải của tỉnh Bình Dương sẽ vượt trên 15%/năm, trong đó kể cả số lượng các phương tiện vận tải đường bộ. Bình Dương còn là tỉnh phát triển nhanh về dân số và xã hội, do sự tăng nhanh về phát triển công nghiệp đang thúc đẩy quá trình thu hút lao động từ các địa phương khác trong cả nước. Dân số Bình Dương hiện nay là 1,2 triệu người (tính đến cuối 2006) và dự báo tới năm 2020 sẽ là 1,8-2 triệu người. Do vậy việc phát triển đường cao tốc mới Mỹ Phước - Tân Vạn là mạch giao thông chiến lược của tỉnh, xuyên suốt cả khu công nghiệp mới với cảng biển (Thị Vải, Cái Mép), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương và Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh), và sân bay quốc tế mới (Long Thành); góp phần giảm thời gian vận chuyển tới 25% và chi phí vận chuyển 30%.

2.Cơ sở pháp lý:

Quyết định của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt "Điều chỉnh quy họach phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020" trong đó xác định đường Mỹ Phước - Tân Vạn là đường giao thông quan trọng của tỉnh.
Công văn của UBND tỉnh Bình Dương giao Sở giao thông vận tải Bình Dương thực hiện "Lập báo cáo đầu tư và xin phép đầu tư đường Định Hoà Tân Vạn".
Quyết định của UBND tỉnh Bình Dương giao Công ty đầu tư phát triển công nghiệp nghiên cứu thực hiện dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn (Số 3075/UBND-KTTH ngày 16 tháng 6 năm 2006)

3.Quy mô:

Chiều dài tuyến:

Điểm đầu tuyến từ đường ĐT741, cách ngã tư Sở Sao khoảng 14Km phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một, điểm cuối tuyến là Tân Vạn - đầu cầu Đồng Nai, qua các huyện và thị xã: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An. Chiều dài suốt tuyến khoảng 29.8Km.

Quy mô làn đường:

- Lộ giới tuyến đường: 30 m;
- Định hình 6 làn xe: 23m
- Dãy phân cách:2m
- Lề đường mỗi bên 2,5m
- Lan can an toàn:2x0.75m = 1.5m
- Hành lan kỹ thuật:2.2m = 4m
- Lượng xe có khả năng lưu thông tối đa: 170.000-210.000 xe/ngày đêm.
- 4 cầu vượt tại Suối Giữa, suối Bình Thắng, rạch Bà Hiệp, rạch Bà Khâm.
- 3 nút giao thông chui vượt: khu liên hợp Thủ Dầu Một; ngã 5 An Phú; Quốc Lộ 1.
- 9 cầu cạn; lộ giới từ 20-30m; 25 hầm chui cao 3m, rộng 8m.

Các nút giao thông:

Các nút giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đều đảm bảo cho giao thông liên tục, tốc độ 80 – 100 km/h.

4.Hình thức đầu tư:

Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo hình thức BOT.

5.Vốn đầu tư:

Tổng số vốn đầu tư 1.277 tỷ đồng.

6.Nhà đầu tư:

Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp. (BECAMEX IDC CORP.)

                                                                                      VIDEO CLIP 




II.VÀNH ĐAI 3 & VÀNH ĐAI 4:

+ Đường Vành Đai 3:
 
 - Đường vành đai 3 sẽ có tổng chiều dài 89,3km đi qua địa phận: Tp.HCM (48,9km); Đồng Nai (11,6km); Bình Dương (23,4km); Long An (5,4km).
 - Điểm đầu tuyến tại Nhơn Trạch (giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại km 38+500), băng qua sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch, đến ngã ba Tân Vạn (quốc lộ 1A) rồi tới ngã ba An Sơn – đi Hương lộ 9 - vượt sông Sài Gòn (cách cảng Bà Lụa 500m về hạ lưu) - khu công nghiệp Tân Hiệp - điểm cuối tại km12+100 trên đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.
- Đường sẽ được thiết kế với vận tốc 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6-8 làn xe. Thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020. Dự kiến, tổng vốn đầu tư vào khoảng 55.805 tỉ đồng.
+ Đường Vành Đai 4:
- Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km đi qua địa phận: Tp.HCM (20,3km); Bà Rịa – Vũng Tàu (17,3km); Đồng Nai (46,9km); Bình Dương (44km) và Long An (68km).

- Hướng tuyến đường vành đai 4 bắt đầu từ khu đô thị Phú Mỹ (giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) ra quốc lộ 1A (Trảng Bom) - băng qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên – Bến Cát – cầu Phú Thuận (qua sông Sài Gòn) - Củ Chi – Hòa Khánh – Bến Lức (cao tốc Tp.HCM – Trung Lương) – khu công nghiệp Long Hiệp (quốc lộ 1A) – quốc lộ 50 – điểm cuối là tại cảng Hiệp Phước.

- Vành đai 4 sẽ là đường cao tốc đô thị, với vận tốc thiết kế 80 -100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 98.537 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2011 – 2020.
  Tổng vốn đầu tư dự kiến của 2 dự án đường Vành Đai 3 & Vành Đai 4 dự kiến khoảng 150.000 tỷ VNĐ

III. CAO TỐC TRÊN CAO

 - Dự án triển khai vào năm 2012 và chia làm hai giai đoạn với tổng nguồn vốn đầu tư trên 830 triệu USD.  

  - Thông tin: 

    + Quy mô: 31,5km. Bắt đầu từ cầu Vĩnh Bình (phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An) và kết thúc tại đường vành đai 4 (thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát). Gồm bốn làn xe với chiều rộng mặt đường 18m. 

    + Vị trí: trên tuyến quốc lộ 13 hiện hữu, . 

    + Triển khai: năm 2012, đi vào hoạt động sau 2 năm thi công. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 830 triệu USD được chia làm hai giai đoạn: 
        > Giai đoạn 1: từ cầu Vĩnh Bình đến ngã tư sở sao với chiều dài 25.8 km, vốn đầu tư 616 triệu USD 
        > Giai đoạn 2: từ ngã tư sở sao đến đường Vành Đai 4 với chiều dài 5.7 km, vốn đầu tư 216 triệu USD

    + Tư vấn thiết kế: Becamex IDC

    + Lưu lượng: 50.000-60.000 lượt ôtô/ngày đêm

                                                                                      VIDEO CLIP